Tổng quan Gen_giả

Bình thường, ở sinh vật nhân thực một gen cấu trúc (cistron) phiên mã thành RNA sơ khai, rồi qua quá trình xử lý RNA tạo thành khuôn để dịch mã thành chuỗi amino acid tạo nên prôtêin (xem sơ đồ trái, hình trên).

  • Tuy nhiên, nếu gen cấu trúc ban đầu (gọi là gen mẹ, là gen thực) tạo ra bản sao mới qua quá trình nhân đôi, rồi bản sao này bị đột biến mất vùng điều hoà (control region), thì mặc dù trình tư nuclêôtit vẫn còn nguyên vẹn như gen thực (mẹ), nhưng bản sao này không thể phiên mã được nữa, nên không thể biểu hiện chức năng của nó - bản sao này gọi là gen giả, mất chức năng (xem sơ đồ phải, hình trên). Trong trường hợp này, gen thực phát sinh ra nó qua đột biến, được gọi là gen mẹ của gen giả này.
  • Cũng có khi phiên bản RNA đã qua xử lý lại biến thành DNA (chẳng hạn do phiên mã ngược), thì DNA này vẫn giữ y nguyên chuỗi nuclêôtit mã hoá như gen thực, nhưng lại đã mất hết intrôn, có đuôi pôlyA nên cũng không thể tham gia biểu hiện gen (sơ đồ bên phải, hình dưới).